Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Cách chữa đi ngoài ra máu như thế nào? Đây là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Việc đi cầu ra máu khiến cho người bệnh cảm thấy lo sợ, không biết nguyên nhân do đâu. Một số lại chủ quan khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn. Sau đây các bác sĩ phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin về hiện tượng đi ngoài ra máu cũng như đưa ra giải pháp chữa trị.

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng có máu lẫn với phân khi đi cầu. Nếu đoạn chảy máu là bên dưới đường tiêu hóa  thì máu ra ngoài màu đỏ tươi, nếu đoạn chảy máu là bên trên đường tiêu hóa thì máu chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc màu đen. Một số trường hợp máu chảy ít, mắt thường không phân biệt được mà phải nhờ xét nghiệm.

Đi ngoài ra máu là tình trạng phổ biến, thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Một số khác là do bệnh lý gây ra và cần được điều trị.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Cách chữa đi ngoài ra máu

Căn cứ vào lượng máu chảy, màu sắc máu và thời gian máu đọng mà bác sĩ có thể chẩn đoán được một số nguyên nhân đi ngoài ra máu như sau:

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các thành tĩnh mạch hậu môn căng dãn quá mức, sa xuống và hình thành nên búi trĩ hậu môn.

Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh nhân trĩ ngay từ giai đoạn đầu đã thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh khi đi cầu, máu màu đỏ tươi. Ở mức độ nặng, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc phun từng tia như cắt tiết gà.

Để biết bệnh nhân đi ngoài ra máu có phải do bệnh trĩ hay không, cần nhận biết một số biểu hiện bệnh trĩ đi kèm như xuất hiện “cục thịt thừa” ở hậu môn, đau và ngứa hậu môn, đặc biệt mỗi khi đại tiện, đại tiện khó khăn và đại tiện phải rặn.

Cách chữa đi ngoài ra máu do bệnh trĩ:

  • Có nhiều cách, bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi để làm teo búi trĩ, thuốc uống trị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, hoặc tiến hành can thiệp thủ thuật ngoại khoa “triệt tiêu” búi trĩ hậu môn như quang đông hồng ngoại, thắt vòng cao su, HCPT và PPH….
  • Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh trĩ là bệnh nhân cần thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ít đạm, nhiều nước, không rặn khi đại tiện, tăng cường vận động, hạn chế đứng lâu ngồi nhiều thì bệnh trĩ mới không tái phát.

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở niêm mạc ống hậu môn. Bệnh nhân đi ngoài ra máu không nhiều, máu màu đỏ nhạt, có thể thấy khi đi cầu.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do rặn phân cứng dẫn đến. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như đau như dao cứa khi phân đi qua hậu môn, chảy dịch ở vết nứt hậu môn…

Điều trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn:

Trước hết, bệnh nhân cần phải chữa dứt điểm chứng táo bón, sau đó dùng thuốc chống nhiễm khuẩn, áp dụng các biện pháp nội khoa giảm đau, vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa, nong hậu môn đối với vết nứt mới, cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt hậu môn bằng phẫu thuật, hóa chất.

Đi ngoài ra máu do Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng làm xuất hiện các khối u lồi vào trong lòng trực tràng.

Bệnh nhân polyp trực tràng đi ngoài ra máu tươi, máu phủ ngoài mặt phân chứ không trộn lẫn với phân.

Cách chữa đại tiện ra máu do Polyp trực tràng: Các khối Polyp có nguy cơ biến chứng thành ung thư nên bác sĩ sẽ theo dõi chúng trong một thời gian, sẽ tiến hành cắt bỏ polyp khi thấy chúng nguy hiểm. Các biến chứng phổ biến nhất khi cắt polyp là chảy máu và thủng.

Đi ngoài ra máu do ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng bệnh nhân.

Triệu chứng ung thư dạ dày là đi ngoài ra máu phân đen, máu có thể lẫn với chất nhày. Tuy nhiên, các triệu chứng khác ít phổ biến hơn, thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử.

Điều trị đi ngoài ra máu do ung thư dạ dày: Cần dựa vào giai đoạn phát triển của ung thư. Các phương pháp điều trị bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng

Đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Theo ước tính, 60% bệnh nhân ung thư đại trực tràng từng có biểu hiện đi ngoài ra máu, các biểu hiện khác bao gồm đau bụng, táo bón, chướng bụng, thói quen đại tiện thay đổi, giảm cân không rõ lý do…

Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, đứng thứ ba trong các bệnh ung thư ở Việt Nam với số ca ước tính lên đến hàng nghìn ca mỗi năm.

Các biện pháp điều trị đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng bao gồm: Cắt bỏ, hóa trị, xạ trị căn cứ vào giai đoạn phát triển của ung thư.

Trên đây là những căn bệnh gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu và cách chữa mà các bác sĩ phòng khám Thái Hà chia sẻ. Để biết chính xác hiện tượng đi ngoài ra máu là bệnh gì thì người bệnh cần đến phòng khám để các bác sĩ kiểm tra, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nhắn tin với các bác sĩ tại đây để được tư vấn miễn phí

Lời khuyên dành cho bệnh nhân:

Trong thời gian này, lời khuyên dành cho bệnh nhân là:

  1. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận, rửa hậu môn bằng nước sạch hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đại tiện.
  3. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tránh thức ăn cay nóng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia hậu môn trực tràng của phòng khám đa khoa Thái Hà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy nhắn tin cho các bác sĩ tại đây hoặc gọi đến số 0365 116 117 để được tư vấn .