Bệnh giang mai là gì? Và con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, phổ biến ở cả nam và nữ, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Vậy bệnh giang mai là gì và con đường lây nhiễm của bệnh giang mai ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai hay xoắn khuẩn giang mai là gì?

Bệnh giang mai (syphilus) là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema plladium gây ra. Nếu không được chữa trị, bệnh giang mai có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, làm tổn thương tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tim, gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ vận động...thậm chí nếu bệnh biến chứng có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum do Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra năm 1905

Đây là một xoắn khuẩn yếu, chết nhanh chóng khi ra khỏi cơ thể trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, ở nước đá, nó vẫn có khả năng di dộng lâu, sống được 30 phút ở nhiệt độ 45 độ C, chất xát khuẩn và xà phòng có thể nhanh chóng giết chết xoắn khuẩn.

Xoắn khuẩn có từ 6 - 10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ, di động theo ba trục:

  • Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc
  • Di động ngang như một quả lắc đồng hồ
  • Di động lượn sóng

Con đường lây truyền bệnh giang mai

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua da, niêm mạc bị xây xát và gây bệnh tại chỗ, xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể bệnh nhân

Các con đường lây truyền giang mai chính bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: Vết loét sẽ xuất hiện quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng. Bạn có thể mắc bệnh giang mai nếu tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Đây là con đường lây truyền chính của giang mai, gây bệnh chủ yếu cho những người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm...
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi
  • Lây truyền qua đường máu: Tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm kim tiêm không được diệt khuẩn

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá dài khoảng 1-9 tháng, bệnh nhân thường rất khó phát hiện nếu không đi thăm khám định kỳ. Biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau khá rõ ràng. Ở giai đoạn đầu nếu bệnh chỉ là những nốt ban màu đỏ hồng hoặc tím, không ngứa thì đến giai đoạn tiếp theo, giang mai lại chia thành 3 hình thức như củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch

Vì vậy, để biết chính xác bạn có mắc giang mai không và đang ở giai đoạn nào bạn hãy đến các bệnh viện - phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm sau này mà bệnh có thể gây ra tới sức khỏe.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây từ ChamsocsuckhoeViet sẽ giúp bạn hiểu thế nào là bệnh giang mai và con đường lây nhiễm như thế nào để có biện pháp phòng và chống bệnh hiệu quả. Chúc bạn khỏe mạnh!!!